MỘT LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn là một nét đẹp văn hóa từ bao đời nay. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên rèn luyện cho bản thân mình biết nói lời cảm ơn, lời cảm ơn chân thành xuất phát từ trong tâm thức của mỗi con người. Nhưng các bạn cũng hãy nhớ đừng bao giờ lợi dụng lời cảm ơn, bởi khi đó thì bản thân bạn sẽ luôn luôn thụ động và ỷ lại vào người khác. Cho đi sự giúp đỡ, nhận lại lời cảm ơn hay ngược lại cảm ơn với những ai đó đã giúp bạn cũng chính là cách bạn cảm ơn chính cuộc sống muôn màu.
Lời cảm ơn tưởng chừng đơn giản nhưng trong thời buổi hiện nay dường như chúng đã bị lãng quên trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày nhất là đối với giới trẻ. Chính vì vậy, trong buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần hôm nay em xin gửi tới các thầy cô giáo và các bạn học sinh câu chuyện: Một lời cảm ơn!
Vào một ngày tháng 10, tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ mông lung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng lại nhưng không thấy ai quen. Tôi tiếp tục đi. Nhưng thấy ai đó lại đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại và nhìn xuống.
Một cậu bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó.
- Bánh mì, ông ơi mua bánh mì cho cháu đi ạ, cháu đói quá?? – Cậu bé nói.
Tôi bảo cậu bé đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:
- Chủ quán cho tôi 1 tách cà phê và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? - Tôi gọi người chủ quán.
Cậu bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng cậu bé này lại làm tôi ngạc nhiên.
Bàn ở quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.
Tôi bắt đầu uống cốc cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra cậu bé khi nãy vẫn đứng ở ngoài cửa vì không được ở lâu trong cửa hàng, kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính và quan sát.
"Cậu bé này làm trò gì vậy nhỉ?!" - Tôi nghĩ.
Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Cậu bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Cậu bé mồ côi ngước mắt nhìn tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: “Con cảm ơn Chú?!” Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Con cảm ơn Chú nhiều lắm ạ !”
Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Tôi chưa kịp thốt lên lời nào thì cậu bé đã quay người chạy đi mất.
Tôi thẫn thờ ngồi lại quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho cậu bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ làm cho chúng ta .
Các bạn thân mến!
Lời cảm ơn là một nét đẹp văn hóa từ bao đời nay. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên rèn luyện cho bản thân mình biết nói lời cảm ơn, lời cảm ơn chân thành xuất phát từ trong tâm thức của mỗi con người. Nhưng các bạn cũng hãy nhớ đừng bao giờ lợi dụng lời cảm ơn, bởi khi đó thì bản thân bạn sẽ luôn luôn thụ động và ỷ lại vào người khác. Cho đi sự giúp đỡ, nhận lại lời cảm ơn hay ngược lại cảm ơn với những ai đó đã giúp bạn cũng chính là cách bạn cảm ơn chính cuộc sống muôn màu.
Lời cảm ơn chính là cách thể hiện tình cảm, sự lễ phép, tôn trọng những người xung quanh. Đó có thể là một hành động nhỏ nhưng lại có sức mạnh vô cùng to lớn.